Haravan - invoiceKINH DOANH KHÔNG RỦI RO

Giải pháp hóa đơn điện tử tốt nhất cho nhà bán lẻ

  • Xuất hoá đơn đa kênh: Shopee, TikTok. Lazada, Website, cửa hàng, mạng xã hội (facebook, instagram, zalo, livestream,...)
  • Chi phí triển khai tốt nhất thị trường
  • Tích hợp phần mềm kế toán phổ biến: Coming soon 

Kể từ 01/07/2022, các cửa hàng, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số và áp dụng xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền được kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan Thuế

Vấn đề nhà bán hàng quan tâm về triển khai hoá đơn điện tử

Các khó khăn thường gặp

Các khó khăn thường gặp

  • Chưa biết cách triển khai và cập nhật kịp thời các quy định từ Cơ quan Thuế. Rủi ro xử phạt vi phạm lên đến 20 triệu/lần nếu bán hàng không phát hành hóa đơn VAT
  • Phát sinh nhiều chi phí để vận hành và kiểm soát hóa đơn điện tử: phí khởi tạo tài khoản, phí truyền nhận*, phí quản lý nhân sự,...
  • Vận hành trên nhiều phần mềm, quản lý hóa đơn rời rạc, bảo mật kém, khó khăn để truy vấn hóa đơn.
  • Hạn chế cơ hội kinh doanh khi người mua hàng yêu cầu xuất hóa đơn VAT.
  • Rủi ro về giao hàng khi thất lạc hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ
Haravan-invoice - Kinh doanh không rủi ro

Phần mềm Haravan-invoice

  • Đội ngũ chuyên môn hỗ trợ chuyên sâu, giúp nhà bán hàng luôn tuân thủ đầy đủcập nhật kịp thời quy định từ Cơ quan Thuế.
  • MIỄN PHÍ: phí truyền nhận, phí khởi tạo, phí quản lý nhân sự,... TIẾT KIỆM NHIỀU CHI PHÍ trong suốt quá trình sử dụng (ưu đãi dành riêng cho khách hàng Haravan)
  • Tinh gọn tối đa quy trình quản lý trên 1 nền tảng, lưu trữ an toàn, dễ dàng tìm kiếm hóa đơn khi cần thiết.
  • Tăng lòng tin của khách hàng về nhà bán hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh
  • Bảo vệ quyền lợi nhà bán khi phát sinh các rủi ro về giao hàng: thất lạc, hư hỏng.

Giải pháp xuất hóa đơn điện tử Haravan-invoice

Tiết Kiệm 60% Chi Phí Cho Nhà Bán Lẻ

Giải pháp xuất hóa đơn điện tử Haravan-invoice

20.000 HÓA ĐƠN

7.000.000 VNĐ

4.000.000 VNĐ

Tiết kiệm 48%

None

Ưu đãi cho khách hàng Haravan:

  • Phí Truyền nhận với cơ quan thuế ~500.000đ
  • Phí khởi tạo: ~300.000đ
  • Thiết kế hóa đơn 3 mẫu cơ bản

50.000 HÓA ĐƠN

15.000.000 VNĐ

9.500.000 VNĐ

Tiết kiệm 60%

Tặng thêm 10.000 hoá đơn

Ưu đãi cho khách hàng Haravan:

  • Phí Truyền nhận với cơ quan thuế ~500.000đ
  • Phí khởi tạo: ~300.000đ
  • Thiết kế hóa đơn 5 mẫu cơ bản

100.000 HÓA ĐƠN

30.000.000 VNĐ

15.000.000 VNĐ

Tiết kiệm 60%

Tặng thêm 15.000 hoá đơn

Ưu đãi cho khách hàng Haravan:

  • Phí Truyền nhận với cơ quan thuế ~500.000đ
  • Phí khởi tạo: ~300.000đ
  • Thiết kế hóa đơn 10 mẫu cơ bản

*Phí truyền nhận (Phí truyền nhận dữ liệu hàng năm): Khoản phí nhà cung cấp thu để truyền và nhận dữ liệu của doanh nghiệp lên tổng cục thuế : 500.000 VNĐ/ 1 năm. Khi đăng ký phần mềm Haravan-invoice, nhà bán hàng sẽ được miễn phí hoàn toàn phí truyền nhận hàng năm.

*Phí khởi tạo (Phí khởi tạo tài khoản): Là loại chi phí phát sinh một lần khi doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, hiện nay, chi phí khởi tạo đang dao động từ 300.000đ - 500.000đ

*Phí dịch vụ khác: Chi phí thiết kế mẫu hóa đơn, tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, Đăng ký với Cơ quan thuế,...

Chữ ký số HSM 1 năm

2.000.000 VNĐ

1.700.000 VNĐ

Tiết kiệm 15%

Chữ ký số HSM 2 năm

3.000.000 VNĐ

2.200.000 VNĐ

Tiết kiệm 40%

Chữ ký số HSM 3 năm

5.500.000 VNĐ

3.000.000 VNĐ

Tiết kiệm 50%

Để hóa đơn điện tử hợp pháp cần phải có chữ ký số hợp lệ. Chữ ký số HSM (Hardware Security Module) là một thành phần quan trọng để hóa đơn điện tử trở nên hợp pháp và đáng tin cậy. Sử dụng HSM giúp tăng cường bảo mật và tuân thủ các quy định pháp lý về hóa đơn điện tử.

  • Đáp ứng quy định pháp lý: Nhiều ngành nghề bắt buộc phải sử dụng chữ ký số HSM để đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ các quy định về an toàn thông tin.
  • Linh hoạt phân quyền và ký số nhiều cùng lúc một cách nhanh chóng, dễ dàng.
  • Không cần luôn mang theo thiết bị HSM bên người, chữ ký số HSM có thể hỗ trợ ký số trực tuyến thông qua tài khoản online có kết nối.

Tiện lợi gấp 3 lần nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp

Đáp Ứng Tiêu Chuẩn Xuất Hóa Đơn Điện Tử

Nghiệp vụ kế toán
Nhập thông tin đơn hàng và khách hàng cần tạo hóa đơn
Phát hành hóa đơn điện tử cho khách mua hàng
Quản lý tồn kho/báo cáo giữa 3 phần mềm: phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán, phần mềm xuất hóa đơn
Phần mềm Haravan-invoice
Tự động đồng bộ đơn hàng

từ Haravan (Sàn TMĐT, Website, POS, mạng xã hội...) để phát hành hóa đơn điện tử.

Phát hành hóa đơn hàng loạt

hoặc phát hành hóa đơn.

Quản lý bán hàng, tồn kho và xuất hóa đơn ngay trên Haravan, dễ dàng tích hợp với phần mềm kế toán nhà bán hàng đang sử dụng

Phát hành hóa đơn điện tử nhanh chóng

Với quy trình triển khai giải pháp Haravan-invoice chỉ 3 bước

Chọn gói dịch vụ 

Chọn gói dịch vụ 

Phù hợp theo hình thức kinh doanh

Chọn gói dịch vụ

Đăng ký và khai báo cơ quan thuế 

Haravan đăng ký và khai báo thông tin với cơ quan thuế theo đúng quy định

Kết nối phần mềm

Ký phát hành và Xuất hóa đơn điện tử

Hệ thống tự động đồng bộ đơn hàng và phát hành hóa đơn trực tiếp trên Haravan. Tự động gửi hóa đơn lên Cơ quan thuế theo đúng quy định.

Các câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử

1. Doanh nghiệp/ Hộ Kinh doanh có thể sử dụng song song cả Hóa Đơn Điện Tử TT78 và Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền hay không? Khi nào thì được sử dụng song song như vậy?

Theo Nghị Định 123 doanh nghiệp có thể cùng lúc sử dụng 1 hoặc nhiều loại hoá đơn điện tử vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng song song 2 loại hình hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và hoá đơn điện tử GTGT như trước kia. Việc áp dụng song song thường được linh động sử dụng song song với trường hợp:
  • Trường hợp 1: khách hàng lẻ không yêu cầu xuất hoá đơn hoặc nếu có yêu cầu xuất HĐ nhưng không yêu cầu nhập các thông tin của Khách hàng và thể hiện chữ ký số trên HDDT thì anh/chị có thể xuất HDDT khởi tạo từ MTT
  • Trường hợp 2: Khách hàng là doanh nghiệp có yêu cầu anh chị xuất hoá đơn và thể hiện các trường thông tin như: MST, địa chỉ Công Ty và chữ ký số thể hiện trên hoá đơn thì anh/ chị bắt buộc phải xuất HDDT theo TT78 để đáp ứng các yêu cầu theo nghị định 123, thông tư 78.

2. Đơn vị kinh doanh bán lẻ, hộ kinh doanh có phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không?

Việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền chưa phải là quy định bắt buộc mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể lựa chọn hình thức hóa đơn này để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của mình và khách hàng cũng như để thuận tiện hơn trong việc khai báo thuế. Tuy nhiên, Tổng Cục Thuế đang khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng và đã có lộ trình triển khai hoá đơn điện tử từ máy tính tiền.

Lộ trình triển khai dự kiến:

  • Tháng 12/2022: Thuế ra văn bản số 15461/CTTPHCM-TTHT triển khai Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền giai đoạn 1
  • Tháng 05/2023: Dự kiến triển khai giai đoạn 2
  • Tháng 10/2023: Dự kiến triển khai giai đoạn bắt buộc toàn bộ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại các Tỉnh/Thành phố lớn trên cả nước áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Vì vậy mặc dù hiện tại thuế chưa có công văn chính thức về việc bắt buộc việc triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Tuy nhiên chúng tôi khuyến khích các đơn vị kinh doanh nên lựa chọn các phần mềm bán hàng có tính năng xuất hoá đơn điện tử để chuẩn bị cho các quy định mới về thuế trong thời gian tới."

3. Khách hàng muốn gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đến cơ quan Thuế thì làm cách nào?

  • Bước 1: Anh/Chị cần phải mua hoá đơn điện tử từ các nhà cung cấp hoá đơn Điện tử được cơ quan thuế uỷ quyền và chấp thuận (VNPT, Viettel, FPT,..)
  • Bước 2: Nhà cung cấp HĐĐT sẽ cấp cho Anh/chị tài khoản để đăng nhập vào web portal dùng để xuất hoá đơn.
  • Bước 3: Trước khi xuất hoá đơn chị sẽ lập hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn trực tiếp trên trang web portal của nhà cung cấp HDDT cung cấp cho Anh/chị. Thông thường các nhà cung cấp HĐĐT sẽ hỗ trợ Anh/chị lập và gửi tờ khai 01DKTĐ/HĐĐT qua cổng HĐĐT lên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Hoặc Anh/Chị có thể yêu cầu nhân viên của Nhà cung cấp HDDT hỗ trợ Anh/chị.
  • Bước 4: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và sẽ phản hồi kết quả trực tiếp trên mục lịch sử gửi cơ quan thuế ở Trang portal xuất HDDT của nhà cung cấp (thời gian 1-2 ngày). Sau khi cơ quan thuế duyệt tờ khai 01. Anh/Chị có thể bắt đầu xuất hoá đơn.

4. Tôi xuất hóa đơn điện tử số 1 được khởi tạo từ máy tính tiền bị sai, Sau đó lập hóa đơn số 2 để điều chỉnh cho hóa đơn số 1 tuy nhiên hóa đơn số 2 bị sai tiếp nên tôi lập hóa đơn số 3 điều chỉnh cho số 1, vậy hóa đơn số 2 có cần phải làm gì không?

Tại Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn tiếp tục xử lý sai sót HĐĐT các lần tiếp theo nếu sau khi xử lý lần đầu vẫn còn sai sót: Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai xót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

Trong trường hợp lập hóa đơn số 1 bị sai, lập hóa đơn số 2 điều chỉnh cho hóa đơn số 1 nhưng hoá đơn số 2 bị sai tiếp và lập hóa đơn số 3 điều chỉnh cho số 1 và điều chỉnh sẽ đảm bảo nguyên tắc hoá đơn 1+ hoá đơn 2+ hoá đơn 3 = số tiền đúng thì hoá đơn số 2 không cần phải làm gì.

Ví Dụ: Hóa đơn số tiền thuế đúng là 500.000

  • Phát hành hóa đơn số 1 tiền thuế 450.000 => sai tiền thuế
  • Phát hành hóa đơn số 2 điều chỉnh cho hóa đơn số 1 nhưng số tiền thuế điều chỉnh là 30.000 => vẫn sai.
  • Phát hành tiếp hóa đơn số 3 điều chỉnh cho hóa đơn số 1 => số tiền điều chỉnh là phần chênh lệch còn lại: 20.000

Để đảm bảo nguyên tắc hoá đơn 1 + hoá đơn 2 + hoá đơn 3 = Số tiền thuế đúng = 500.000

5. Đối tượng nào phải sử dụng Hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

Đối tượng có thể sử dụng hoá đơn khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế là những doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, đang có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trực tiếp đến người dùng theo 8 loại hình kinh doanh sau:

  • Trung tâm thương mại
  • Siêu thị
  • Bán lẻ hàng tiêu dùng
  • Ăn uống
  • Nhà hàng
  • Khách sạn
  • Bán lẻ thuốc tân dược
  • Dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác

Như vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, bán lẻ và F&B (nhà hàng, quán ăn, karaoke, bida, quán cafe, trà chanh, sinh tố…) sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền (POS) có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.

6. Khi xuất hóa đơn điện tử thì có cần xuất kèm bảng kê hàng hóa dịch vụ hay không?

Căn cứ Điểm a, Khoản 6, Điều 10 Nghị định 123 năm 2020 quy định về hoá đơn, chứng từ thì chỉ có các loại hàng hoá, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm: được phép xuất hoá đơn điện tử kèm theo bảng kê.

Còn lại những hàng hoá, dịch vụ khác xuất hoá đơn điện tử không được kèm theo bảng kê.

7. Cách nào để tra cứu được thông tin HDDT đã được đăng ký thành công và được CQT chấp nhận

Vào website tracuuhoadon.gdt.gov.vn, -> Thông tin thông báo phát hành -> Hóa đơn -> Tổ chức, Cá nhân-> nhập MST

Các câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử